Masan Tài Nguyên (HSX: MSN) chào bán 4 sản phẩm chính của Núi Pháo - Là mỏ Sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Allen Alper Jr.
Ngày 11/11/2015


Ông Dominic Heaton, Tổng giám đốc Công ty Masan Tài Nguyên (HNX:MSR) đã có buổi làm việc trao đổi cởi mở với Tạp chí Metals News về những thành tựu công ty đã đạt được khi vận hành mỏ Vonfram Núi Pháo tại Việt Nam. Ông Heaton chia sẻ: "Về kinh nghiệm làm việc, tôi tham gia vào lĩnh vực khai khoáng khi làm việc cho một công ty của Canađa tại Papua New Guinea. Làm việc ở đó được một vài năm thì tôi chuyển sang làm vận hành một mỏ khác tại Queensland, Australia".

Ông Heaton không phải làm trong ngành vonfram ngay từ đầu. Ông nói "Tôi làm cho dự án khai thác vàng được 6 năm, sau đó chuyển sang làm Cho Công ty chuyên chế biến sản xuất vàng, bạc cỡ nhỏ có mỏ tại Indonesia. Làm việc ở dự án này được khoảng 8 năm thì tôi chuyển sang công ty tương tự khác của Australia để phát triển mỏ mới tại nước CHDCND Lào. Đầu tiên, công ty chúng tôi phát triển dự án vàng, sau đó là dự án đồng ngay cạnh dự án vàng. Đến năm 2008 - là năm công ty phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế tài chính - công ty chúng tôi đã được một công ty Trung Quốc Minnetals - sau này đổi tên thành công ty MMG - mua lại và tôi đã tiếp tục làm việc tại đó thêm hai năm nữa trước khi tôi sang Việt Nam lãnh đạo Masan Tài Nguyên".

Hiện nay, Masan Tài Nguyên đang tập trung phát triển Dự án Núi Pháo. Ông Heaton tâm sự "Dự án Núi Pháo là động cơ chiến lược của Masan Tài Nguyên. Công ty Canađa là công ty đầu tiên thăm dò được dự án và hoàn thiện báo cáo khả thi cùng 43 -101 nguồn mẫu phù hợp. Cuối năm 2004, công ty khởi động các hoạt động kỹ thuật và xin cấp phép cho dự án. Tiến độ được duy trì cho đến năm 2005 - 2006, sau đó phải dừng lại vì có lẽ họ nhận thấy mình không phải là đơn vị tốt nhất để tiếp tục phát triển dự án. Công ty Canađa quyết định bán lại dự án cho tập đoàn cổ phần tư nhân trong nước, vào thời điểm đó, đây là tập đoàn mong muốn thu được lợi nhuận từ các dự án khai thác mỏ tại Việt Nam".

Tuy nhiên, tập đoàn cổ phần tư nhân không có khả năng điều hành dự án đi vào sản xuất. Ông Heaton nói: "Đây là công ty tiên phong cho cho các hoạt động kỹ thuật dự án và mua sắm thiết bị, tuy nhiên đến năm 2008, do không đủ vốn để hoàn thành dự án, nên dự án đi vào giai đoạn dừng và bảo dưỡng cho đến lúc tập đoàn Masan mua lại năm 2010".

Vào thời điểm đó, Masan đã mời ông Heaton về lãnh đạo dự án. Heaton chia sẻ: "Masan là đơn vị rót vốn cho dự án, họ đã trao cho tôi, vì họ chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý tài nguyên. Cùng nhau chúng tôi xây dựng lại đội ngũ nhân sự và bắt đầu lại chương trình tái định cư và quan hệ cộng đồng. Công tác xin cấp phép cũng đã được hoàn thiện. Chúng tôi đã có được bản thiết kế hoàn chỉnh và bắt tay vào công tác thi công vào giữa năm 2011. Công tác xây dựng được tiếp tục tới quý I năm 2013 và đến cuối quý III năm 2014 nhà máy chính bắt đầu vận hành sản xuất và dần đi vào ổn định. Cho tới thời điểm hiện tại, công tác sản xuất vẫn đạt tiến độ và ổn định năng suất. Vậy, những thành quả công ty chúng tôi đạt được là gì? Đó là: Công ty Núi Pháo trở thành nhà sản xuất vonfram lớn nhất thế giới. Công ty khai thác 3,5 triệu tấn quặng mỗi năm. Theo JORC kết luận, mỏ Núi Pháo có tổng tài nguyên là 99 triệu tấn, với trữ lượng quặng khoảng 66 triệu tấn".

Điều tạo nên nét độc đáo của dự án Núi Pháo đó là chúng tôi đã chào bán ra thị trường một số sản phẩm.

Ông Heaton giải thích: "Khác biệt với nhiều mỏ vonfram khác, mỏ chúng tôi có 4 sản phẩm chính, là: tinh quặng vonfram, florit, chiếm khoảng 75% doanh thu. Công ty cũng sản xuất đồng và bismuth. Tinh quặng vonfram là sản phẩm chính cấp cho công ty Liên doanh Núi Pháo và tập đoàn HC. Starck, là công ty liên doanh mà Masan Tài Nguyên sở hữu 51% vốn. Nhờ có liên doanh này, vonfram hàm lượng cao đã được bán ra thị trường. Liên doanh cũng có hợp đồng bao tiêu tại chỗ với H.C. Starck. Đây cũng là một trong những nguồn cấp nguyên liệu thô quan trọng của H.C. Starck.

"Năm 2015 là năm công ty chúng tôi gặt hái những thành công lớn" Ông Heaton khẳng định: "Sau khi chạy thử và chạy hiệu chỉnh thành công, Núi Pháo đã sản xuất ổn định trong Quý tư năm 2014, do vậy tiêu điểm năm 2015 của Núi Pháo là tạo nền tảng vững chắc để công ty ngày càng phát triển.

Masan Tài Nguyên đã và đang củng cố các hoạt động kinh doanh thông qua việc hoàn thiện tái cấp vốn lên tới 360 triệu USD trái phiếu trong tháng Tám, lên sàn thành công vào giữa Tháng Chín, và cuối tháng Chín là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị Thường niên Hiệp Hội Vonfram Quốc Tế (ITIA) với sự tham dự của khoảng 220 đại biểu.

Tại sao phải tái cấp vốn, ông Heaton trả lời:

"Với cách thức thị trường tài chính đòi hỏi như năm nay, Masan Tài nguyên đã hợp tác với các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu nợ nhằm có được tỷ lệ lãi suất tốt hơn, đồng thời cung cấp thêm vốn lưu động, chốt được một số khoản tiết kiệm hiện có".

Tại sao phải lên sàn? Ông Heaton trình bày:

"Một tuần trước khi ITIA khai mạc, Masan Tài Nguyên đã lên sàn UPCoM Hà Nội (HNX:MSR) thành công đúng như Masan Tài Nguyên cam kết với các cổ đông năm 2010 khi mua lại dự án. Giá lưu thông <4% khi chúng tôi đang bước đầu phấn đấu thực hiện theo đúng cam kết đã đưa ra, cung cấp phương tiện để các nhà đầu tư thể hiện mình là người chơi chứng khoán lớn trong ngành vonfram toàn cầu, cũng như tạo sự minh bạch hơn nữa cho các cổ đông ở công ty mẹ là Tập đoàn Masan Group (HOSE: MSN)"

Đây có phải là năm của Hội nghị Thường niên ITIA? Ông Heaton tâm sự:
Hội nghị thường niên ITIA lần đầu tiên được tổ chức tại đây, trên lãnh thổ Việt Nam. Có 220 đại biểu từ 130 công ty đến tham dự. Chúng tôi đã đón tiếp 120 đại biểu tới thăm công trường của Masan Tài Nguyên - cách Hà Nội khoảng 2 tiếng lái xe về phía Bắc. Số người tham dự giảm 5% so với năm ngoái, tuy nhiên số tôi dự đoán còn lớn hơn thế. Không khí tham dự hội nghị lần này khá nhẹ nhàng nhưng vẫn thành công tốt đẹp".

"Đứng về phương diện là đơn vị đồng tổ chức cũng như là người tham gia hội nghị, chúng tôi nhận thấy Hội nghị thường niên ITIA và chuyến thăm thực địa tại công trường đã gặt hái được thành công rực rỡ".

Hội nghị thường niên ITIA có ý nghĩa rất quan trọng đối với Masan Tài Nguyên vì 4 lý do sau: