TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

21/07/2023

Tổng quan nền kinh tế và cơ hội đầu tư tại Việt Nam 2023

Cơ hội đầu tư tại Việt Nam đa dạng và mang lại nhiều tiềm năng tăng trưởng. Được hưởng lợi từ vị trí địa lý thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những đặc điểm vượt trội giúp thu hút sự quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam gồm lợi thế về vị trí địa lý, dân số vàng, tiềm năng phát triển kinh tế, và sự hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ.

Tổng quan về Việt Nam

Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia và Trung Quốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không. Hơn nữa, Việt Nam tiếp giáp biển Đông và có bờ biển dài 3.444 km. Địa hình của đất nước mang lại nhiều tiềm năng để phát triển các ngành liên quan đến biển, bao gồm du lịch và đánh bắt thủy sản, đồng thời phù hợp cho giao thông hàng hải và xây dựng cảng biển. Vị trí độc đắc này mang đến nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam tiếp giáp với biển Đông và có đường bờ biển dài, mang lại tiềm năng to lớn cho sự phát triển của ngành du lịch và đánh bắt thủy sản.

Dân số trẻ và chi phí nhân công cạnh tranh

Tính đến tháng 4 năm 2023, Việt Nam có dân số 100 triệu người với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trẻ và nhiệt huyết cao. Việt Nam có thể tận dụng nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), năng suất lao động toàn nền kinh tế ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động) vào năm 2022, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, chất lượng lao động được cải thiện so với năm 2021 khi số lượng lao động có trình độ trong nước tăng cao.
Hơn nữa, chi phí lao động ở Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một thế mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khi so sánh cơ hội đầu tư tại Việt Nam với các nước trong khu vực và châu Á.


Tăng trưởng GDP ổn định

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), GDP của Việt Nam năm 2022 ước tính đạt 9.513 nghìn tỷ đồng (409 tỷ USD), tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ và đứng thứ 5 ASEAN và thứ 14 châu Á. Việt Nam chỉ đứng sau các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Chính phủ đặt mục tiêu GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%-6,2% so với cùng kỳ (YoY) vào năm 2023.
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2019 là 5,2%-7,4%/năm. Trong giai đoạn đại dịch 2020 - 2021, GDP của Việt Nam chỉ tăng 2%/năm.

Cơ cấu kinh tế đa dạng

GSO cũng báo cáo rằng ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của Việt Nam ở mức 41,33%, tiếp theo là ngành công nghiệp & xây dựng là 38,26%, nông, lâm nghiệp và thủy sản là 11,88% và thuế sản phẩm các loại là 8,53%. GDP các ngành năm 2022 đều tăng so với năm trước. Đáng chú ý, ngành dịch vụ là điểm sáng khi GDP tăng 9,99% YoY, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.

Kiểm soát chặt chẽ lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 được GSO ghi nhận ở mức tăng 2,84%. So với tình hình Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phải tiếp tục tăng lãi suất và tình trạng lạm phát toàn cầu, chính phủ Việt Nam đã cho thấy được khả năng kiểm soát lạm phát vững chắc.
Xuất nhập khẩu
Theo GSO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao so với vài năm trước.
Bất chấp tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thị trường Việt Nam đã cho thấy những triển vọng tươi sáng, thể hiện qua sự tăng trưởng GDP và năng suất lao động được cải thiện. Ngoài ra, chính phủ đã thực hiện các chính sách kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế. Năm 2023 được kỳ vọng là thời điểm tối ưu để xây dựng nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai, mang đến những cơ hội đầu tư quan trọng với nhiều tiềm năng tại Việt Nam.

Đầu tư vào Việt Nam

Năm 2022, Bộ KH&ĐT ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam là 27,72 tỷ USD — đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học và du lịch.

Dòng vốn FDI chất lượng cao đổ vào Việt Nam

Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho dòng vốn FDI chất lượng cao nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, vị trí chiến lược và nguồn lực dồi dào.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia hoặc khu vực. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi chính từ xu hướng này khi các công ty tìm cách chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Chi phí lao động thấp, chính sách thuế thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất và các ngành công nghiệp khác.
Một số dự án FDI nổi bật tại Việt Nam trong năm 2022 bao gồm dự án 920 triệu USD tại Thái Nguyên của Samsung Electro-Mechanics Việt Nam và Goertek Vina tăng đầu tư cho các nhà máy tại Bắc Ninh và Nghệ An tương ứng thêm khoảng 306 triệu USD và 400 triệu USD.

Chính sách hỗ trợ đầu tư của chính phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã thiết lập chương trình ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chương trình này bao gồm các chính sách ưu đãi đầu tư sau:
  • Chính sách miễn giảm thuế môn bài trong năm đầu thành lập
  • Giảm tiền thuê đất
  • Khấu trừ thuế và/hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu
Đây là một số chính sách xúc tiến đầu tư tiêu biểu nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đóng góp nguồn lực cho các dự án và cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam tích cực làm việc với các nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục cấp giấy phép đầu tư. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể nhanh chóng đăng ký kinh doanh.
Hơn nữa, việc hoàn thiện pháp luật và các quy định góp phần duy trì môi trường kinh doanh khách quan, đảm bảo công bằng, lành mạnh cho mọi doanh nghiệp hoạt động trên cả nước và tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ mang lại niềm tin hơn cho các nhà đầu tư để đầu tư và phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Chính quyền cũng cung cấp các hỗ trợ khác như xử lý các vấn đề của doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các nhóm doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong cùng một địa phương. Các hoạt động khác bao gồm đào tạo nhân viên, giám sát các hợp đồng điều hành của doanh nghiệp và giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng tăng, bao gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng biển và đường hàng không để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích và hỗ trợ thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất để xúc tiến đầu tư. Do đó, các cơ hội đầu tư tại Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đã và đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện của đất nước lên 67,5 - 71,5% vào năm 2050 trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030.
Hơn nữa, Việt Nam đã và đang đầu tư vào việc xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông để tăng độ phủ sóng của mạng internet và di động. Điều này đã giúp nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia dễ dàng mở rộng và tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp.

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu gia tăng tại Việt Nam

Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện, khiến cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Đây là cơ hội đầu tư tại Việt Nam nên nắm bắt. Hầu hết các ngành — bao gồm bán lẻ, dịch vụ tài chính và du lịch — đều có tiềm năng phát triển trong tương lai gần nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.


Đặc biệt, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tạo ra những bước tiến lớn trong xã hội khi thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi dẫn đến thay đổi nhu cầu đối với một số loại sản phẩm và dịch vụ.
Khi tầng lớp trung lưu Việt Nam phát triển và thu nhập tăng lên, những người có thu nhập khả dụng cao hơn có xu hướng tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn gắn liền với mức sống cao hơn. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm mang tính bền vững và lối sống lành mạnh trong tầng lớp trung lưu mới này đang khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược và dịch vụ của mình để đáp ứng được làn sóng này. Sự thay đổi trên đang tạo cơ hội cho các công ty chuyên về sản phẩm hoặc dịch vụ bền vững tham gia thị trường và thu hút người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam đang tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng bên ngoài các cửa hàng truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng khi số lượng người dùng internet ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh.
Tất cả những thay đổi này đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Khi các doanh nghiệp tìm cách mở rộng và khai thác thị trường mới, họ nhận thấy rằng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn nhờ nền kinh tế đang phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi và lượng người tiêu dùng lớn.

Những thách thức đối với nền kinh tế và đầu tư tại Việt Nam

Mặc dù đất nước mang đến những cơ hội lớn nhưng đầu tư vào Việt Nam vẫn là một thách thức. Nhà đầu tư cần lưu ý những rủi ro tiềm ẩn có thể đến trong quá trình đầu tư.

Vấn đề pháp lý

Nhiều quy định pháp luật, chính sách đầu tư tại Việt Nam chưa được thống nhất và đang trong quá trình hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, Chính phủ đang từng bước cải thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn cho người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. 
Rủi ro về vốn và khả năng sinh lời.
Đầu tư vào Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng tiềm ẩn rủi ro về thị trường, vốn và khả năng sinh lời. Đây là một vấn đề quan trọng cần được xem xét khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam hoặc các nơi khác. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận.

Thị trường lao động

Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia có nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực quan trọng vẫn đang thiếu nguồn lực này và đây là vấn đề cần được giải quyết. Hơn nữa, tình trạng chảy máu chất xám đã là mối lo ngại từ lâu khi nhiều người Việt Nam có tay nghề cao đã chuyển sang làm việc tại các nước khác.
Để tăng cường lực lượng lao động của Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài đã được đưa vào một số ngành nghề mới và sáng tạo đòi hỏi trình độ năng lực cao. Ngoài ra, công tác đào tạo cho lao động Việt Nam và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao tay nghề cũng được đẩy mạnh.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và thu hút lượng lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Cơ hội đầu tư tại Việt Nam rất phong phú và có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Quá trình phát triển kinh tế đất nước đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức có thể tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ các chính sách hỗ trợ đầu tư và tiềm năng phát triển, Việt Nam đang khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Tin liên quan

Cập nhật

Công nghệ tiêu dùng đang thay đổi ngành bán lẻ như thế nào?

10/07/2024

Tin đầu tư tại Việt Nam

MCH góp mặt trong top doanh nghiệp lớn về vốn hóa

03/06/2024

Tin đầu tư tại Việt Nam

Tài chính vững mạnh, cổ phiếu của Masan được nhiều tổ chức tài chính quan tâm

30/05/2024

Tin đầu tư tại Việt Nam

Giá cổ phiếu của Masan Group tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024

18/05/2024

Tin đầu tư tại Việt Nam

Nhóm cổ phiếu “họ Masan” nổi sóng

15/05/2024

Cập nhật

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024: Cổ phiếu ngành bán lẻ thu hút nhà đầu tư

26/04/2024