TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

16/08/2022

Tiêu dùng công nghệ - xu hướng mới của ngành bán lẻ

Năm 2022, xu hướng bán lẻ tại cửa hàng và thương mại điện tử không cạnh tranh mà đang hỗ trợ lẫn nhau. Điều này đến từ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong bối cảnh Covid-19, được gọi là tiêu dùng công nghệ, mang lại nhiều cơ hội đáng kể hơn cho các doanh nghiệp bán lẻ để chuyển đổi người mua sắm trực tuyến thành khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tiêu dùng công nghệ là gì?

digitaltransformation.jpg

Tiêu dùng công nghệ là một khái niệm rất đa dạng. Nó bao gồm các ứng dụng công nghệ phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. 

Tiêu dùng công nghệ bao gồm một danh mục đa dạng các sản phẩm và dịch vụ nhằm giải quyết các vấn đề hiện có và mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Ví dụ: Tiêu dùng công nghệ sẽ cung cấp trải nghiệm mua sắm mới và các dịch vụ kỹ thuật số thân thiện với khách hàng.

Trong giai đoạn hậu Covid, nhiều ngành công nghiệp đã nhanh chóng biến đổi để thích ứng với môi trường mới, đặc biệt là ngành tiêu dùng. Thói quen và quan điểm tiêu dùng của người dân đang thay đổi trong thời hậu đại dịch. Đây là thời điểm cho tiêu dùng công nghệ phát triển.

Tại sao chuyển đổi kỹ thuật số và tiêu dùng công nghệ lại thay đổi tương lai của ngành bán lẻ?

Quý II/2022, GDP của Việt Nam tăng 7,72%, đây là mức GDP cao nhất trong hơn một thập kỷ. GDP 6 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 6,42%. Thêm vào đó, doanh thu ngành bán lẻ đã phục hồi vượt quá mức trước Covid-19. Kết quả này đã minh chứng cho bức tranh kinh tế tươi sáng cùng với sự phục hồi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi, chi tiêu tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022.

Ngành tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP của Việt Nam, do đó, sự phục hồi của nó đóng một vai trò thiết yếu trong sự phục hồi của nền kinh tế. Hơn nữa, các tập đoàn lớn trong một số lĩnh vực đang đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ thông tin và chuyển đổi kỹ thuật số. Không chỉ để tăng cường tính bền vững của doanh nghiệp mà còn tìm cách khai thác các cơ hội tăng trưởng mới. Trong bảy năm qua, với sự phát triển của Internet, lượng người mua sắm trực tuyến đã tăng gấp 10 lần và 20 lần trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Sự phát triển vượt bậc này được thúc đẩy chủ yếu bởi các trang thương mại điện tử và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, trong quý I/2022, doanh thu nền kinh tế số của Việt Nam đạt 53 tỷ USD.

Về chính quyền điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ trong toàn ngành sẽ tiếp tục mang đến cơ hội tiên phong phát triển cho các doanh nghiệp trong thị trường tiêu dùng. Theo đó, nhiều dự đoán cho rằng sự phát triển của tiêu dùng công nghệ sẽ cực kỳ thịnh vượng ở Việt Nam.

Tiêu dùng công nghệ đang tạo ra những thay đổi trong đời sống tinh thần và vật chất của người tiêu dùng, cũng như trong cách họ tận hưởng cuộc sống. Vì chuyển đổi kỹ thuật số bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải mở rộng và tiếp cận với người tiêu dùng để hiểu được nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của họ. Đồng thời, các doanh nghiệp tiêu dùng cũng cần suy nghĩ về ảnh hưởng của những thay đổi này đến các dịch vụ trong tương lai. Từ đó có những điều chỉnh tốt nhất với các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh để phù hợp với tệp khách hàng ngày càng đa dạng. 

Tiêu dùng công nghệ có phải là chìa khóa thành công trong hệ sinh thái bán lẻ Việt Nam?

Ngành bán lẻ và tiêu dùng của Việt Nam có thể đang bùng nổ, nhưng chỉ một số tập đoàn tiêu dùng quy mô lớn có tiềm năng và chiến lược tăng trưởng ấn tượng. Năm 2021, Masan trở thành nền tảng tiêu dùng mạnh nhất Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường (7,78 tỷ USD). Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ The CrownX (TCX), nền tảng tiêu dùng - bán lẻ đã mang lại hơn 2,54 tỷ USD trong năm qua.

Masan có chuỗi cung ứng offline tốt, dễ dàng tích hợp bán hàng hóa trên các siêu ứng dụng và nền tảng thương mại điện tử thông qua chuyển đổi kỹ thuật số. HSBC Global Research cho rằng sự chuyển đổi của Masan sẽ là “cuộc hành trình của một gã khổng lồ bán lẻ trở thành một siêu ứng dụng”. Masan cũng sở hữu hệ sinh thái bán lẻ và lượng khách hàng tiêu dùng lớn nhất được gọi là Point of Life. Hệ sinh thái Point of Life là một khái niệm kết hợp nhu cầu cơ bản với nhu cầu tài chính và lối sống tại một địa điểm Winmart+ thuận tiện, duy nhất.

Đại dịch cũng đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển từ hình thức mua sắm truyền thống sang trực tuyến. Và Masan hiện đang là hệ sinh thái bán lẻ trực tuyến tích hợp duy nhất tại Việt Nam sở hữu cơ sở sản xuất các sản phẩm FMCG và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua chuỗi WinCommerce.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Tại Masan, chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ là yếu tố chuyển đổi bức tranh tiêu dùng và xem đây là một trong những trụ cột chiến lược cần ưu tiên. Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi không xem công nghệ như một mô hình kinh doanh độc lập, mà là một công cụ mạnh mẽ để cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội. Ứng dụng công nghệ để giải quyết những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng là cách để đạt được tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận, đồng thời, quan trọng hơn hết là thực thi sứ mệnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Việt.” 

Trong năm 2022, Masan sẽ tiến hành số hóa nền tảng này thành một hệ thống tích hợp từ sản xuất, hậu cần và phân phối đến 100 triệu người tiêu dùng. Masan đã chuyển đổi từ một tập đoàn tiêu dùng bán lẻ sang một nền tảng kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng và tích cực triển khai hành trình tiêu dùng công nghệ của họ. Động thái này không chỉ cắt giảm 10% chi phí hoạt động mà còn tận dụng công nghệ AI và ML để cải thiện hoạt động. Trong quá trình tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số, Masan đặt mục tiêu đạt doanh thu 4,33 tỷ USD vào năm 2022 và phát triển 10.000 cửa hàng thuộc sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền để phục vụ 30 - 50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025.

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học sẽ giúp Masan dễ dàng thấu hiểu người tiêu dùng của mình và tối ưu hóa các chương trình khách hàng thân thiết để tương tác với khách hàng tốt hơn. Reddi là phần kết nối cốt lõi trong chương trình khách hàng thân thiết của Masan. Ngoài ra, Masan cũng đã thí điểm triển khai các gói dữ liệu viễn thông Reddi tại hệ thống siêu thị và siêu thị mini WinMart+.

Cơ sở dữ liệu khách hàng online and offline cũng là một ‘mỏ vàng’ để các doanh nghiệp hiểu được sức mạnh của phân tích dữ liệu. Masan sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu này để thực hiện số hóa người tiêu dùng bằng các chương trình khách hàng thân thiết khi họ mua sắm các sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái tiêu dùng công nghệ của Masan.

Tập đoàn Masan đang từng bước thực hiện tham vọng thay đổi cách mua sắm và tiêu dùng thực phẩm của người Việt. Việc áp dụng công nghệ vào chuỗi bán lẻ dự kiến sẽ giảm 5% giá vốn hàng hóa cho người tiêu dùng và tăng 5% lợi nhuận cho người bán và nhà sản xuất. Masan cũng tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất trên toàn bộ chuỗi giá trị tiêu dùng. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình khách hàng thân thiết và mô hình cửa hàng đa tiện ích nhằm đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.



Tin liên quan

Cập nhật

Cảnh báo mạo danh Tập đoàn Masan tuyển dụng cộng tác viên nhằm chiếm đoạt tài sản

05/05/2023

Cập nhật

Thương hiệu Việt được thị trường Nhật Bản quan tâm

07/03/2023

Cập nhật

Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

12/12/2022

Cập nhật

Pin vonfram của Nyobolt vào vòng chung kết giải thưởng Công nghệ của Financial Times

24/11/2022

Cập nhật

CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

04/11/2022

Cập nhật

Bức tranh tiêu dùng thịt mát tại Trung Quốc có lặp lại ở Việt Nam?

02/11/2022