TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

15/08/2022

Dòng vốn “rục rịch” trở thành, tâm lý nhà đầu tư khởi sắc

Sắc xanh ngập tràn, VN-Index tăng gần 12 điểm

Giao dịch chứng khoán tháng 3-2021. Ảnh Quỳnh Trần.jpg

Kết phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/8:, VN-Index tăng 11,87 điểm lên 1.274,20 điểm; tính chung khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 17.837 tỷ đồng.

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 15/8 ghi nhận diễn biến tăng điểm ấn tượng với sắc xanh ngập tràn ở các lớp cổ phiếu và nhóm ngành nghề, trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu cũng đang ghi nhận những diễn biến rất tích cực trong đêm qua cũng như sáng nay.

Kết phiên, VN-Index tăng 11,87 điểm lên 1.274,20 điểm; toàn sàn có 278 mã tăng, 164 mã giảm và 82 mã đứng giá. HNX- Index tăng 0,55 điểm lên 303,97 điểm; toàn sàn có 89 mã tăng, 59 mã giảm và 91 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,20 điểm xuống 92,64 điểm; toàn sàn có 175 mã tăng, 126 mã giảm và 82 mã đứng giá.

Về diễn biến thị trường, nhóm ngân hàng trở thành nhóm dẫn dắt đà tăng trong phiên hôm nay. Các cổ phiếu thu hút dòng tiền tham gia trong phiên khá tích cực, lực cầu áp đảo giúp hàng loạt các cổ phiếu như BID, CTG, TCB, MBB, VPB… xanh điểm khá ấn tượng với mức tăng từ 0,5-4,6%, thậm chí SHB tăng kịch trần.

Đáng chú ý, dòng tiền phiên hôm nay cũng quan tâm và tham gia mạnh mẽ ở nhóm ngành bán lẻ với nhiều cổ phiếu có thị giá và vốn hóa lớn.

Lực cầu tham gia phần lớn khoảng thời gian trong phiên và gia tăng mạnh mẽ về cuối phiên chiều giúp các cổ phiếu như MWG, PET, PNJ, VRE, MSN, FRT, SAB với mức tăng từ 0,7 - 3%, DGW tăng kịch trần “trắng bên bán”, qua đó củng cố thêm đà tăng cho thị trường.

Phiên giao dịch hôm nay cũng ghi nhận diễn biến tăng điểm khá ấn tượng của nhóm năng lượng điện. Sau những phiên giao dịch đi ngang tích lũy thì đến phiên nay dòng tiền có xu hướng quan tâm trở lại ở giúp cổ phiếu như REE, GEG, VSH, PC1, NT2, HDG kết phiên trong sắc xanh với mức tăng từ 1,4-5,2%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng với tốc độ ấn tượng

Theo HSBC, trong vòng 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội so với tất cả thị trường lớn trong khu vực. Quy mô đã tăng gần gấp 4 lần so với lúc khởi điểm năm 2012, giá trị giao dịch gần đây vượt ngưỡng một tỷ USD mỗi ngày. Có nhiều lý giải cho kết quả này, một trong số đó là tăng trưởng lợi nhuận từ cổ phiếu trong giai đoạn đại dịch toàn cầu (năm 2020). Cùng thời điểm, các thị trường khác phải đối mặt với tình trạng giảm lợi nhuận. Năm ngoái, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán vượt ngưỡng 350 tỷ USD, tương đương hơn 120% GDP của Việt Nam. Đến năm nay, mặc dù vốn hóa đã giảm 10%, Việt Nam vẫn nhỉnh hơn so với các thị trường khác.

Tuy nhiên, khi nhắc tới tăng trưởng và lợi nhuận, HSBC cho rằng Việt Nam "đã và đang trên đà thắng lợi". Hiện tại, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong bối cảnh diễn ra nhiều cải cách, đồng tiền mạnh với dự trữ ngoại hối ổn định, một nền kinh tế có vị thế vững vàng trong chuỗi giá trị toàn cầu và nhiều doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi nhờ tăng đầu tư hạ tầng và tiêu dùng nội địa đang lên.

Cơ cấu vốn hóa có sự thay đổi cũng tạo nên điểm tích cực. Trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu xoay quanh một vài cổ phiếu lớn. Năm 2013, nhóm 5 cổ phiếu đứng đầu chiếm tới 52% tổng giá trị vốn hóa của thị trường. Nhưng đến năm 2022, con số này chỉ còn 25%. Nhóm 10 cổ phiếu đứng đầu thị trường giờ đây chỉ còn chiếm chưa tới 20% tổng giá trị giao dịch, mức này theo HSBC là tương đối thấp.

Không chỉ mang tính ổn định, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có nguồn nội lực lớn. Theo HSBC, những nhà đầu tư thúc đẩy sự phát triển của thị trường không phải nhóm nhà đầu tư nước ngoài mà là trong nước. Thị trường chứng khoán chứng kiến sự tham gia ồ ạt của nhà đầu tư cá nhân với số lượng tài khoản tăng hơn 2 lần trong trong giai đoạn tháng 12/2018 và năm 2021.

Các nhà đầu tư trong nước chiếm 87% tổng giao dịch trên thị trường trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13%. Trên thực tế, thời điểm những nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường cũng là lúc các nhà đầu tư nước ngoài rút đi. Kết quả của đợt gia tăng số lượng nhà đầu tư trong nước này là giá trị giao dịch hàng ngày trung bình trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) tăng gấp 10 lần, gần đây vượt mốc một tỷ USD, tương đương 10 lần giá trị giao dịch trung bình ngày đầu năm 2020.

"Đây là một kết quả đáng lưu ý đối với một thị trường vốn thường bị coi là nhỏ và thanh khoản kém", HSBC nhận xét và cho biết thêm, thị trường Việt Nam có mức độ thanh khoản cao thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Thái Lan.




Tin liên quan

Cập nhật

Cảnh báo mạo danh Tập đoàn Masan tuyển dụng cộng tác viên nhằm chiếm đoạt tài sản

05/05/2023

Cập nhật

Thương hiệu Việt được thị trường Nhật Bản quan tâm

07/03/2023

Cập nhật

Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

12/12/2022

Cập nhật

Pin vonfram của Nyobolt vào vòng chung kết giải thưởng Công nghệ của Financial Times

24/11/2022

Cập nhật

CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

04/11/2022

Cập nhật

Bức tranh tiêu dùng thịt mát tại Trung Quốc có lặp lại ở Việt Nam?

02/11/2022