Cơ hội đầu tư vào Việt Nam tiếp tục bùng nổ với kinh tế số
Các doanh nghiệp nước ngoài luôn đánh giá cao cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư đến từ các quốc gia. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam - "điểm sáng" trong đầu tư quốc tế
Kết thúc năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 2,58%, bất chấp những ảnh hưởng của COVID-19. Đến quý 2/2021 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, con số này đã tăng trưởng lên mức 7,72% và trong nửa đầu năm 2022 là 6,42%. Phía ngân hàng United Overseas Bank (UOB) có trụ sở tại Singapore đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ 6,5% lên 7,0%. Nhiều kỳ vọng sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế trong nửa đầu năm sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022.
Trong suốt một thập kỷ qua, các nhà đầu tư nước luôn đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vị trí chiến lược, sự ổn định về chính trị - xã hội và nguồn lao động có trình độ cao nhưng chi phí thấp, Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 14,03 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dòng vốn FDI chảy vào 18 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Cơ hội đầu tư vào Việt Nam luôn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn: Báo cáo của HSBC.
Vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra, Việt Nam đã chứng minh rằng mình có thể xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả và đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng sau đại dịch. Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục và chính phủ Trung Quốc áp dụng chiến lược Zero COVID, nhiều công ty công nghệ của Mỹ, Nhật Bản đã rời Trung Quốc sang các nước khác đầu tư; và Việt Nam được xem là một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn. Gần đây, Tập đoàn LEGO và Tập đoàn Pandora đã ký kết hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy tại Bình Dương, Việt Nam với tổng số vốn lên đến 1,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí quan trọng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mở ra thêm nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng có thể hoàn thiện và nâng cao các chính sách liên quan đến hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như chuyển đổi số, nông nghiệp chất lượng cao, hay tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến lược tăng trưởng này góp phần giúp nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đúng hơn về cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục đề cao hợp tác quốc tế và đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam luôn hướng tới một môi trường đầu tư minh bạch và bình đẳng để tạo ra nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam hơn nữa. Việt Nam mong muốn trở thành một người bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Mảng công nghệ cao và ứng dụng của nó là hạng mục nhận đang được nhiều sự quan tâm từ các nguồn vốn ngoại. Chuyển đổi số cũng là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế số cũng là điều vô cùng quan trọng, có thể mang về nguồn vốn FDI lớn hơn nhờ gia tăng cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Công cuộc chuyển đổi số không chỉ mở ra những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng toàn cầu, nâng cao hiệu quả quản trị, cải thiện năng suất lao động mà còn sáng tạo những sản phẩm/ dịch vụ mới, giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia tập trung phát triển và ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt thành lập chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia vào 16/6 vừa qua. Với chủ đề “chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”, tập trung phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Đây cũng là một trong những sự kiện nổi bật, giúp doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số, đồng thời giúp các nhà đầu tư nước ngoài có dịp đánh giá lại cơ hội đầu tư vào Việt Nam hiện nay.
Trong báo cáo "Mở khóa tiềm năng kỹ thuật số của Việt Nam" của AlphaBeta, giá trị kinh tế hàng năm mà chuyển đổi số có thể mang lại lến đến 1.733 nghìn tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Xu hướng chuyển đổi số đã nhanh chóng lan đến các doanh nghiệp truyền thống như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TH Group, VNPT, MB Bank, Vietcombank,… Không nằm ngoài cuộc chơi, ông lớn ngành tiêu dùng Masan gần đây cũng đang đầu tư vào công nghệ để xây dựng hệ sinh thái số toàn diện. Trong năm 2023, Masan cũng sẽ tiếp tục mở rộng áp dụng công nghệ AI và ML để cải thiện hiệu quả kinh doanh với hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ Point of Life (POL).
Ngoài ra, Việt Nam đang là đất nước có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu bùng nổ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương theo dự báo của Economist Intelligent. Điều này không chỉ là cơ hội để những doanh nghiệp Tiêu dùng - Bán lẻ giàu tiềm năng như Masan phát triển mà còn là thời điểm vàng cho các nguồn vốn ngoại muốn tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt thu hút “sóng” đầu tư quốc tế
Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa tối đa giúp các nguồn vốn ngoại có cơ hội đầu tư vào Việt Nam. ADIA - một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Trung Đông rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhất là các hạng mục liên quan đến công nghệ, chuyển đổi số và fin-tech. Cùng với ADIA, SeaTown Master Fund - quỹ quản lý hơn 6 tỷ USD thuộc Temasek Holdings đã rót hàng tỷ USD vào những doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam.
Các cửa hàng đa tiện ích tích hợp Phúc Long, dịch vụ ngân hàng Techcombank, đối tác dược phẩm và WinMart+.
Các nguồn vốn FDI vẫn mang tâm lý lạc quan và tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Có khá nhiều doanh nghiệp Việt nhận được nguồn vốn FDI lớn, nổi bật nhất trong đó là Tập đoàn Masan. TPG, Platinum Orchid (thuộc sở hữu của ADIA) và SeaTown Master Fund vừa “đổ” 350 triệu USD vào CrownX - công ty con của Tập đoàn Masan. The CrownX đang dần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online.
Có thể thấy, The CrownX và Masan đã đi đúng hướng khi tập trung vào chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Nền kinh tế số Việt Nam luôn nằm trong top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Và đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Mục tiêu này lại một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định tầm nhìn chiến lược dài hạn của Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều hơn nữa các cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho các nguồn vốn nước ngoài.