TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

17/08/2022

Tại sao các quỹ nước ngoài chuộng đầu tư tài chính vào Việt Nam?

Giai đoạn hậu Covid-19, chính phủ cam kết đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn định, đồng thời bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động. Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn so với nền kinh tế thế giới. Tăng sức hút đầu tư tài chính vào Việt Nam trong thời gian tới.

Ministry of Planning and Investment.png

Tổng quan đầu tư tài chính ở Việt Nam

Kể từ khi Chính phủ thực thi chính sách mở cửa trở lại nền kinh tế vào năm 2021, chuyển từ “Zero-Covid” sang “Living with Covid”, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có những phục hồi đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng nhanh từ Quý II/2022 khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Điều này tạo ra sức hấp dẫn và cạnh tranh tốt hơn cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)  đã dự báo một dự báo lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022. Theo kịch bản dự báo tốt nhất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay có thể đạt mức 6,9%. HSBC cũng đưa ra dự báo tương tự với CIEM cho tăng trưởng kinh tế năm 2022.

Theo Báo cáo Chiến lược của SSI, các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam là giải quyết lạm phát trước, sau đó là tăng trưởng khi rủi ro lạm phát giảm dần. Do đó, năm 2023 sẽ là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam. Nền tảng cơ bản của sự tăng trưởng này đến từ hai yếu tố chính: Nhu cầu nội địa hấp dẫn (sự ổn định về nhân khẩu học, xã hội và thuận lợi chính trị), hướng xuất khẩu vững chắc và cam kết hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong nửa đầu năm 2022, nhờ vào sự tăng trưởng vững chắc của xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng GDP của Việt Nam đã tăng 7,72%. Số lượng các gói kích cầu có thể tăng trong nửa cuối năm 2022, nhưng ​​phần lớn các gói dự kiến sẽ được giải ngân vào năm 2023. Mặt khác, đầu tư tài chính vào Việt Nam vẫn là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. 

Sáu tháng đầu năm 2022, đầu tư tài chính vào Việt Nam đạt mức tăng cao nhất. Điều này thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc không ngừng khôi phục, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 20/06/2022, tổng nguồn vốn nước ngoài đầu tư tài chính vào Việt Nam đã đạt được con số ấn tượng lên đến 14 tỷ USD. Quý 2/2022 kinh tế Việt Nam đã khởi sắc, xuất khẩu và sản xuất phục hồi giúp bù đắp rủi ro từ đại dịch và sự tăng giá dầu thô. 

Về tầm nhìn trung và dài hạn, xung đột chính trị như khủng hoảng Nga-Ukraine có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Từ đó giúp gia tăng giá trị đầu tư tài chính vào Việt Nam. Môi trường kinh doanh trong nước tiếp tục được cải thiện, các nhà sản xuất lạc quan về triển vọng kinh doanh tại thời điểm hiện tại và trong sắp tới.

Trong một báo cáo công bố gần đây, Fitch Solutions chia sẻ: “Mức chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi tốt hơn, khi hoạt động tiêm chủng phát huy hiệu quả và sức đề kháng của người dân được cải thiện trong năm 2022”.

Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ hậu Covid-19. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa, đa dạng hóa, lối sống hiện đại và quan tâm nhiều hơn đến sự tiện lợi và tính cá nhân hóa. Tầng lớp trung lưu Việt Nam cũng đang tăng nhanh và tỷ lệ dân số trẻ khá lớn. Phân khúc này sẵn sàng chi tiêu và nhanh chóng thích ứng với các chương trình tiếp thị đa kênh miễn là nó tiện lợi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện các công thức thấu hiểu người tiêu dùng, tạo nên hệ thống tiêu dùng - công nghệ hoàn toàn mới. Làn sóng tăng trưởng này giúp tăng thêm sức hút đầu tư tài chính vào Việt Nam.

Chuyển đổi để thu hút đầu tư tài chính nhiều hơn vào Việt Nam

Bên trong cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall.jpg

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ với nền tảng quản trị doanh nghiệp vững chắc cùng chiến lược phát triển bền vững, Masan đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu. Trong thời kỳ tất cả nền kinh tế và ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, Masan đã công bố thỏa thuận hợp tác với các quỹ đầu tư nước ngoài, thể hiện sức hút doanh nghiệp của doanh nghiệp trên toàn cầu. Kết quả là, trong tổng vốn đầu tư tài chính vào Việt Nam năm 2021, Masan Group đã thu hút được số vốn đầu tư 2,3 tỷ USD từ các quỹ và tập đoàn nước ngoài.

Trong đó, SK Group đã đầu tư 410 triệu USD để mua 16,26% WinCommerce và 345 triệu USD để mua 4,9% cổ phần The CrownX của Masan Group. Một nhóm các nhà đầu tư, bao gồm Alibaba Group và Baring Private Equity Asia (BPEA), đã đầu tư tổng cộng 400 triệu USD để mua 5,5% cổ phần của The CrownX (TCX), trụ cột kinh doanh chính của Masan Group. Ở vòng gọi vốn gần nhất, TCX có mức định giá 8,2 tỷ USD, tương đương 105 USD trên mỗi cổ phiếu, đồng thời đánh dấu vòng gọi vốn cuối cùng cho hệ sinh thái TCX. Tính đến cuối năm 2021, The CrownX đã thu hút 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu.

Tin liên quan

Cập nhật

Cảnh báo mạo danh Tập đoàn Masan tuyển dụng cộng tác viên nhằm chiếm đoạt tài sản

05/05/2023

Cập nhật

Thương hiệu Việt được thị trường Nhật Bản quan tâm

07/03/2023

Cập nhật

Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

12/12/2022

Cập nhật

Pin vonfram của Nyobolt vào vòng chung kết giải thưởng Công nghệ của Financial Times

24/11/2022

Cập nhật

CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

04/11/2022

Cập nhật

Bức tranh tiêu dùng thịt mát tại Trung Quốc có lặp lại ở Việt Nam?

02/11/2022